Sửa Luật Bảo hiểm xã hội cần hài hòa lợi ích

Những ngày này, Quốc hội đang bàn luận về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Nhiều nội dung thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động như rút BHXH một lần, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH…

Đơn hàng thiếu, Công ty Cổ phần Nam Tiệp, Nam Định phải cố gắng xoay xở đủ việc làm cũng như đảm bảo quyền lợi về tiền lương, BHXH cho người lao động trong suốt 1 năm qua. Tuy nhiên với đặc thù là đơn vị sản xuất, doanh nghiệp cho biết quy định hiện hành phải đóng BHXH từ đầu tháng đang gây nhiều khó khăn, khi doanh nghiệp chưa chốt được tiền lương chính xác làm căn cứ đóng BHXH. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị nợ gối đầu từ 1 - 2 tháng rất phổ biến.

Qua hoạt động thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại tỉnh Nam Định, nhiều chủ doanh nghiệp kiến nghị Luật BHXH sửa đổi lần này cần điều chỉnh thời gian đóng BHXH bắt buộc chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng kế tiếp nếu chọn đóng theo tháng. Đề xuất này nhằm phù hợp với dòng tiền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Sửa Luật Bảo hiểm xã hội cần hài hòa lợi ích - Ảnh 1.

Người lao động làm thủ tục tại BHXH TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: NLĐ)

"Có những đơn vị đến mùng 10 hoặc 15 người ta mới trích lương, lúc đấy người ta mới có nguồn chuyển cho cơ quan BHXH", ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, cho biết.

Ngoài ra, cũng cần phân biệt các doanh nghiệp nợ BHXH ngắn hạn với những doanh nghiệp cố tình chây ỳ. Trong lần sửa đổi Luật BHXH này, nhiều chế tài xử lý nợ BHXH được đề xuất như: ngừng xuất hóa đơn, hoãn xuất cảnh… đối với doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH…

Các ý kiến thống nhất các chế tài cần nghiêm khắc, nhưng không gây khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp, cho việc giải quyết công ăn việc làm của người lao động, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Trình Quốc hội 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần Trình Quốc hội 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Quốc hội dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết

Tin tức nổi bật

Video nổi bật