Quy trình và thủ tục xử lý tài sản cần được quy định cụ thể hơn

Khẳng định dự thảo Nghị quyết có quan điểm rất đột phá với tư duy đổi mới, góp phần tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong xử lý vật chứng và tài sản, trong một số vụ án hình sự, tuy nhiên một số đại biểu đề nghị cần có các quy định cụ thể và chặt chẽ hơn.

"Quy định về quy trình và thủ tục xử lý tài sản cần được quy định hết sức chi tiết, bao gồm các bước như: lập biên bản đánh giá giá trị tài sản và tổ chức đấu giá công khai. Ngoài ra, quy định cũng cần có cơ chế thẩm định giá trị tài sản để đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong xử lý. Quy trình xử lý chi tiết sẽ ngăn ngừa được sai sót, tránh được lạm quyền lạm dụng quyền lực trong quá trình xử lý tài sản. Thẩm định giá là bước quan trọng để đảm bảo tài sản được xử lý với giá trị đúng, không gây thiệt hại cho ngân sách cũng như các bên liên quan", ông Thạch Phước Bình (đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh) nêu quan điểm.

Một số đại biểu cũng đề nghị cần tính toán về thời gian, cũng như phạm vi và đối tượng điều chỉnh trong việc thực hiện thí điểm Nghị quyết.

Quy trình và thủ tục xử lý tài sản cần được quy định cụ thể hơn - Ảnh 1.

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. (Ảnh: Quốc hội)

"Theo dự thảo nghị quyết, thời gian thí điểm không quá 3 năm, tôi đề xuất nếu có thể kéo dài 5 năm bởi để có thời gian để nghị quyết kiểm chứng trong thực tiễn, sau đó còn đánh giá toàn diện chặt chẽ, nếu tốt chúng ta có thể đưa vào luật", ông Nguyễn Văn Quân (đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang) đề xuất.

"Tôi thấy các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ở trung ương không có nhiều, nên đề nghị bổ sung thêm, mở rộng thêm đối với những đối tượng trong các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không những của Ban Chỉ đạo Trung ương, mà còn của tỉnh, như vậy mới đảm bảo được sự hài hòa", ông Phạm Văn Hòa (đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) nêu ý kiến.

Cũng trong sáng nay, Quốc hội nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ về các Dự án Luật này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết

Tin tức nổi bật

Video nổi bật