Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần cơ chế chính sách mạnh hơn, đột phá hơn

Chiều nay (28/5), thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tán thành với xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; khắc phục những bất cập của luật hiện hành, nhiều đại biểu đã tập trung góp ý vào các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao.

Dự thảo luật quy định: "Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh". Một số đại biểu cho rằng quy định vậy là phù hợp trong bối cảnh có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra như thời gian qua, tuy nhiên cũng có đại biểu đề nghị cân nhắc quy định này.

''Vừa qua, thành phố Hà Nội xảy ra một số vụ việc thương tâm liên quan đến các công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh bị cháy, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Vì vậy, nếu không đẩy mạnh và chú trọng giải quyết mạnh mẽ các sai phạm thì khó có thể kiểm soát được thiệt hại sẽ xảy ra. Việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước chưa phải là biện pháp mạnh mẽ và triệt để nhất, nhưng với các yêu cầu rất cao về trật tự, an toàn xã hội tại Thủ đô thì đây là biện pháp cần thiết", ông Lê Hoàng Hải, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nhận định.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần cơ chế chính sách mạnh hơn, đột phá hơn - Ảnh 1.

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: quochoi)

"Nên xem xét kỹ cái này, khoản 2 có nói không cấp cho các công trình sai quy hoạch, thì trong điều 12 của Luật Xây dựng cũng cấm không cho làm, thành ra chúng ra đưa ra đây bằng việc ngừng cấp điện nước thì có khi lại xung đột với hiến pháp, là người ta đước quyền sống và quyền kinh doanh", ông Nguyễn Quang Huân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, nêu quan điểm.

Quan tâm tới các cơ chế phát triển giáo dục Thủ đô, một số đại biểu cho rằng dự thảo Luật cho phép chính quyền thành phố đầu tư xây dựng hệ thống trường học công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục nhiều cấp học là phù hợp với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên có đại biểu cho rằng đầu tư, nhân rộng xây dựng nhiều trường chất lượng cao, học phí cao nếu không thận trọng sẽ dẫn đến phân tầng giáo dục.

"Chúng ta cần coi trọng việc cho phép Thủ đô Hà Nội đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao, không đơn thuần là cơ chế đặc thù, vượt trội, mà phải coi đây là trách nhiệm của Thủ đô, phải đảm nhận, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai, không chỉ cho Thủ đô mà còn cho cả nước", bà Trần Thị Vân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, nêu ý kiến.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng đề nghị dự thảo luật cần đưa ra được cơ chế chính sách mạnh hơn, đột phá hơn giúp Thủ đô có điều kiện xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn.

Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

VTV.vn - Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!


Hãy chia sẻ nó cho nhiều người biết hơn nhé!

In bài viết

Tin tức nổi bật

Video nổi bật